Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Phim Tình Yêu Tuổi Học Trò Tập 9-10-11-12


Click xem >>> phim tinh yeu tuoi hoc tro <<<


Do vậy, những hành vi vi phạm luật như chưa hoàn thiện hồ sơ đã gióng trống mở cờ khai trương rầm rộ, triển khai huy động tiền hoặc chậm nộp báo cáo, nộp báo cáo không đầy đủ… ở các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở vẫn còn phổ biến.


Gỡ vướng mắc và gia tăng năng lực


Trước một số vướng mắc được nêu ra tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Thu Thu, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An cho rằng, trước hết, việc đưa cán bộ của hệ thống DIV tham gia các đoàn thanh kiểm tra tổ chức tín dụng khi gặp khó khăn hiện nay là điểm mới và cần thiết.


Ở một số chi nhánh tại khu vực Hà Nội đã triển khai theo hướng này nhưng vì chưa có hướng dẫn chi tiết nên Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nhiều địa phương khác chưa thể thực hiện.


Vì thế, Ngân hàng Nhà nước nên có chỉ đạo kịp thời. Thực tế cho thấy, lực lượng thanh tra, kiểm tra ở địa phương hiện rất mỏng, nếu có sự phối hợp nhân lực từ phía hệ thống DIV sẽ rất hiệu quả.


Thứ hai, từ khi Luật bảo hiểm tiền gửi có hiệu lực từ 1/1/2013 và đến 26/8/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 68 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thì đến nay mới chỉ có một Thông tư 24 hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Mặc dù kỳ vọng nhiều nhưng Thông tư 24 cũng mới chỉ gói gọn ở các nội dung cấp giấy chứng nhận, thu nộp phí, thủ tục chi trả, mở tài khoản và hoạt động mua tín phiếu.


Trong khi đó, hạn mức bảo hiểm tiền gửi cụ thể như thế nào để tham mưu cho Chính phủ thì đến nay vẫn chưa có và vì thế vẫn chỉ áp dụng mức cũ là 50 triệu đồng/món gửi, được cho là rất thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.


Trên cơ sở này, DIV cần chủ động đề xuất hạn mức bảo hiểm một cách cụ thể.Vậy, bao nhiêu thì phù hợp với năng lực chi trả của hệ thống DIV và khả năng đóng phí của các tổ chức tín dụng? Đó vẫn là câu hỏi chưa có trả lời.


Thứ ba, liên quan đến mức phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp của tổ chức tín dụng, một vài ý kiến cũng cho rằng, luật đã hoàn toàn mở khung theo hướng dựa trên căn cứ xếp loại từng tổ chức tín dụng nhưng đến nay vẫn chưa được cụ thể hóa.


Có thể điều này còn phụ thuộc vào việc tính toán nhiều chiều do mức đóng phí của từng tổ chức tín dụng là khác nhau trên cơ sở diễn biến thanh khoản từng đơn vị ở từng thời điểm.


Tuy nhiên, đây lại là điểm khá nhạy cảm vì nếu người gửi tiền biết được mức phí đóng bao nhiêu, sẽ biết tình hình thanh khoản của tổ chức tín dụng là “yếu” hay “khỏe”. Và nếu “yếu”, họ sẽ không gửi, hoặc hạn chế gửi, làm xấu thêm tình hình thanh khoản của tổ chức tín dụng.


Thêm một trăn trở nữa, hiện nay, theo Luật bảo hiểm tiền gửi, tiền nhàn rỗi của hệ thống DIV chỉ được mua tín phiếu và gửi lại Ngân hàng Nhà nước; không cho phép cho vay hỗ trợ thanh khoản, dù trước đây luật không cấm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét